Thiệt hại nặng nhất là bệnh tấn công trên trái làm thối trái hàng loạt, đôi khi thất thu năng suất 100%

Phòng trừ bệnh hại ớt trong mùa mưa

Ớt là cây gia vị có giá trị kinh tế cao ở thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu, đem lại lợi nhuận khá lớn. Trong mùa mưa giá ớt rất cao nhưng là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển nhất. Nông dân trồng ớt quan tâm nhất là bệnh thán thư và bệnh khảm.

Bệnh thán thư hại ớt trong mùa mưa

Nhận biết thán thư ở ớt

Bệnh thán thư hay còn gọi là bệnh đốm trái hay nổ trái. Đây là bệnh rất phổ biến trên ớt trong mùa mưa.

Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Chúng xuất hiện gây hại trên nhiều bộ phận của cây. Trên lá, vết bệnh hình tròn hoặc không có hình dạng nhất định, xếp theo chiều dài của gân lá. Lúc đầu, đốm bệnh ở mặt dưới lá có màu nâu nhạt, sau chuyển màu nâu sậm, có viền đỏ, lan rộng và lõm sâu. Trên cuống lá và thân cây vết bệnh cũng lõm xuống tạo thành vết dọc màu nâu đen. Cây bị bệnh kém phát triển, lá vàng và rụng sớm.

Bệnh thán thư trên ớt
Bệnh thán thư trên ớt

Hậu quả của thán thư ở ớt

Thiệt hại nặng nhất là bệnh tấn công trên trái làm thối trái hàng loạt, đôi khi thất thu năng suất 100%. Bệnh thường gây hại từ trái già đến trái chín. Nếu trên giống nhiễm, bệnh gây hại cả trái non.  Ảnh hưởng trên trái khi bị nhiễm bệnh, xuất hiện lúc đầu là những đốm tròn có màu xanh đậm, lõm xuống, hơi ướt, sau đó vết bệnh lớn dần có màu vàng nhạt đến trắng xám hoặc đen, bên trong vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm nhô lên, trên đó có những chấm nhỏ li ti màu vàng. Trái ớt sau thu hoạch vẫn tiếp tục bị bệnh. Có một số giống ớt chống chịu khá với bệnh thán thư như : Ớt cay ( F1), TN 16, ớt hiểm lai( F1) 207, ớt hiểm địa phương,…

Nấm bệnh tồn tại trong hạt giống, tàn dư thực vật hoặc sống trong đất 1-2 năm. Điều kiện thời tiết nóng, mưa nhiều, ẩm độ cao thích hợp cho nấm phát triển. Trồng dày, bón thừa đạm cũng là điều kiện tốt cho nấm bệnh thán thư phát triển mạnh. Bào tử nấm phát tán nhờ gió, mưa và côn trùng.

Thiệt hại nặng nhất là bệnh tấn công trên trái làm thối trái hàng loạt, đôi khi thất thu năng suất 100%
Thiệt hại nặng nhất là bệnh tấn công trên trái làm thối trái hàng loạt, đôi khi thất thu năng suất 100%

Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư ở ớt:

-Tuyệt đối không sử dụng những ruộng ớt bị bệnh làm giống.

-Xử lý hạt giống bằng nước ấm (3 sôi 2 lạnh) hoặc thuốc trừ nấm.

-Nấm tồn tại trên các tàn dư thực vật nên cần thu gom tất cả các trái bị bệnh đem tiêu hủy để hạn chế lây lan.

-Không nên trồng ớt quá dày, làm cỏ tạo cho ruộng ớt thông thoáng.

-Liếp phải cao và thoát nước tốt. Không tưới nước quá đẫm vào chiều mát khi có bệnh xuất hiện.

-Luân canh với các cây khác họ cà ớt

-Chọn giống kháng bệnh (giống ớt chỉ thiên ít nhiễm bệnh thán thư), tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục pha trộn với chế phẩm sinh học cho ruộng ớt.

-Thường xuyên thăm ruộng ớt. Khi phát hiện bệnh mới chớm nên phun một trong các loại thuốc sau: NOFACOL 70WP, BYPHAN 800WP, FORTHANE 80WP, Zinforce 80WP,…Nếu áp lực nguồn bệnh cao nên phun 2-3 lần , mỗi lần cách nhau 7-10 ngày. Trong mùa mưa nên pha thêm chất bám dính.

NOFACOL 70WP giúp phòng trừ bệnh thán thư hiệu quả trên ớt và nhiều loại cây trồng
NOFACOL 70WP giúp phòng trừ bệnh thán thư hiệu quả trên ớt và nhiều loại cây trồng

Bệnh khảm hại ớt trong mùa mưa

Ngoài bệnh thán thư, bệnh khảm là một thách thức đối với nông dân trồng ớt. Triệu chứng bệnh thể hiện trên lá và toàn cây. Cây bị bệnh, đọt non xoăn lại, lá nhạt màu và lốm đốm vàng loang lổ, các đốt thân co ngắn, phát triển chậm, trái ít và biến dạng , méo mó. Cây bị bệnh sớm và nặng có thể chết. Nếu bị muộn và nhẹ thì những lá non ra sau mới bị xoăn, cây có thể ra hoa và trái nhưng rụng nhiều.

Bệnh do virus gây ra. Virus gây bệnh khảm tồn tại trong một số cây hoang dại do rệp và bọ phấn là côn trùng môi giới lan truyền. Sự xuất hiện và phát triển của bệnh có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của bọ phấn.

Virus lây lan bằng dịch cây, bằng tiếp xúc cơ giới và chủ yếu là do bọ phấn chích hút từ cây bệnh rồi truyền sang cây khỏe. Bọ phấn Bemisia tabaci là côn trùng môi giới truyền bệnh. Mật độ bọ phấn càng cao thì tỉ lệ cây bị bệnh khảm càng nhiều. Bệnh không tồn tại lan truyền qua hạt giống và qua đất. Ngoài tự nhiên Bọ phấn có thể bị tấn công bởi một số thiên địch như Bọ cánh lưới (Chrysopha sp), Ong ký sinh,…

Bệnh khảm trên cây ớt
Bệnh khảm trên cây ớt

Biện pháp phòng bệnh khảm ở ớt:

Đối với bệnh virus không có thuốc trị nhưng các biện pháp phòng bệnh mang lại hiệu quả cao. Nên áp dụng tổng hợp các biện pháp như:

– Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại trong ruộng ớt và xung quanh;

– Không nên trồng liên tục các loại cây mẫn cảm vì bọ phấn có thể lây lan rất nhanh nếu có nguồn thức ăn liên tục;

– Nhổ bỏ và tiêu huỷ cây bị nhiễm bệnh khảm;

– Phun thuốc hoá học để trừ  bọ phấn (côn trùng môi giới). Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Confidor 100SL, Map Go 20ME, Actara 25WG ,… phun kỹ phần đọt non vì bọ phấn trú ngụ trên lá non. Bọ phấn là loại côn trùng rất mau kháng thuốc nên cần sử dụng thuốc luân phiên.

Virus gây bệnh khảm tồn tại trong một số cây hoang dại do rệp và bọ phấn là côn trùng môi giới lan truyền.
Virus gây bệnh khảm tồn tại trong một số cây hoang dại do rệp và bọ phấn là côn trùng môi giới lan truyền.

Chú ý: Ớt là loại rau được thu hoạch liên tục nên khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần chọn lọc những loại thuốc ít độc, có thời gian cách ly ngắn. Tuyệt đối bảo đảm đúng thời gian cách ly để an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng.

Liên hệ với chúng tôi
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 094.971.7671